Sẽ có 116 kho bãi phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu

Tổng số kho bãi đến năm 2035 trên toàn tuyến (gồm tuyến biên giới Việt Nam – Lào và Việt Nam - Campuchia) vào khoảng 116 kho bãi, trong đó sẽ hình thành 46 kho bãi các loại, 69 bãi các loại và 21 bãi kết hợp kho tổng hợp.

Phát triển hệ thống kho hàng tại cửa khẩu biên giới với Lào và Campuchia để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu. Ảnh internet

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định 229/QĐ-BCT phê duyệt đề án "Quy hoạch phát triển hệ thống kho hàng hóa tại các cửa khẩu khu vực biên giới Việt Nam - Lào và biên giới Việt Nam - Campuchia đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035".

Theo đó, phương án quy hoạch phát triển hệ thống kho bãi khu vực tại khu vực biên giới cửa khẩu Việt Nam – Lào và biên giới Việt Nam – Campuchia là quy hoạch mở, định hướng phát triển cửa hàng theo địa giới hành chính khu vực cửa khẩu, do đó địa điểm xây dựng kho bãi do chủ đầu tư lựa chọn trên cơ sở đáp ứng các tiêu chí xây dựng kho bãi.

Căn cứ vào tiêu chí này, quy hoạch phát triển hệ thống kho bãi hàng hóa tại các cửa khẩu khu vực biên giới Việt Nam – Lào, Việt Nam – Campuchia đến năm 2025, tầm nhìn đến 2035 như sau: Các công trình kho bãi đang khai thác và chuẩn bị đưa vào hoạt động là 53, xây dựng mới 63 kho bãi.

Trong đó, giai đoạn 2016-2025 nâng cấp mở rộng 7 kho bãi, xây mới và đưa vào hoạt động 53 kho bãi (16 kho bãi thực hiện giai đoạn 1 của phân kỳ đầu tư); đến năm 2035, nâng cấp mở rộng 2 kho bãi, xây dựng mới và đưa vào hoạt động giai đoạn 26 kho bãi. Xem dịch vụ vận chuyển nội địa

Như vậy, tổng số kho bãi đến năm 2035 trên toàn tuyến vào khoảng 116 kho bãi, trong đó sẽ hình thành 46 kho bãi các loại, 69 bãi các loại và 21 bãi kết hợp kho tổng hợp.

Cũng theo quyết định này, quy hoạch được thực hiện dựa trên mục tiêu phát triển hệ thống kho bãi tại các cửa khẩu đồng bộ, tích hợp trong dịch vụ logistics, từng bước đi vào chuyên nghiệp và hiện đại, đáp ứng đầy đủ và thường xuyên nhu cầu tập kết, lưu giữa và bảo quản hàng hóa xuất nhập khẩu, thúc đẩy hoạt động dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa, nhất là xuất khẩu tại các cửa khẩu trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào và biên giới Việt Nam - Campuchia phát triển nhanh và bền vững.

Cụ thể, đến năm 2025, hệ thống kho bãi đáp ứng được 100% nhu cầu về diện tích, sức chứa của hàng hóa xuất nhập khẩu tại khu vực cửa khẩu; 80% kho bãi cung cấp đủ các dịch vụ quan trọng và cần thiết cho quá trình tập kết, lưu giữ, chỉnh lý, bảo quản, xếp dỡ, sang xe sang tải, kiểm tra và làm thủ tục hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu.

Quy hoạch cũng đặt ra mục tiêu nâng cấp cải tạo hoặc xây mới để đưa vào hoạt động ít nhất 1 kho bãi/ khu vực cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính nhằm đáp nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa; đồng thời duy trì sự ổn định và từng bước nâng cao tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào và biên giới việt Nam - Campuchia. Phấn đấu, 100% hàng hóa qua kho bãi được kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và các quy định khác liên quan đến hàng hóa.

Đến năm 2035, các cửa khẩu trên toàn tuyến biên giới Việt Nam - Lào và biên giới Việt Nam - Campuchia có hệ thống kho bãi hoàn chỉnh và đồng bộ, đáp ứng được 100% nhu cầu về kho bãi của hàng hóa xuất nhập khẩu; cung cấp trọn gói theo hướng tích hợp đồng bộ các dịch vụ logistics gắn với kho bãi; thúc đẩy hoạt động dịch vụ xuất nhập khẩu phát triển nhanh và bền vững.

>>Từ ngày 01-01-2017 bỏ một số khâu thủ tục đối với hàng hóa XNK qua cảng Cát Lái

Nguồn internet

 

< Trở lại